Khiếm thị: Tất cả chúng ta có thể làm được nhiều hơn nữa

Mặc dù chúng ta đã cung cấp các dịch vụ chữa trị, phẫu thuật và thuốc men trong khả năng của mình, số lượng người có thị lực thấp không thể phục hồi hoàn toàn vẫn còn rất lớn. Điều gì xảy ra với những bệnh nhân này nếu họ không còn nhận được các dịch vụ chăm sóc của chúng ta?

Nếu không có các hỗ trợ, tư vấn và thiết bị trợ thị cần thiết, thị lực còn lại của những bệnh nhân này không tốt lắm; và chính thực tế này khiến cuộc sống của họ trở thành một cuộc vật lộn. Người khiếm thị có thể gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ, do các dịch vụ khiếm thị thường không phù hợp hoặc không thể tiếp cận được ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình.

Những cán bộ chuyên ngành như cán bộ phục hồi chức năng, bác sỹ mắt, các điều dưỡng, chỉnh quang viên và giáo viên các trường giáo dục đặc biệt có thể không biết phải làm gì với người khiếm thị và không biết chuyển họ tới đơn vị nào. Những người chỉ có thể nhận biết ánh sáng hoặc chuyển động của các vật lớn sẽ cần được phục hồi chức năng với trọng tâm là dùng các phương pháp phi thị giác để học tập và thực hiện các công việc thường nhật. Tuy nhiên, có nhiều người còn thị lực khá hơn, vẫn có tiềm năng sử dụng thị lực còn lại của họ, nhưng vẫn được liệt vào danh sách người mù.. Những người này có thể hưởng lợi được từ các dịch vụ chăm sóc khiếm thị, bao gồm chỉnh quang, cung cấp kính phóng đại và/hoặc các điều chỉnh hợp lý về môi trường.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa một người cần được đánh giá cho mục đích chăm sóc khiếm thị là người “có khuyết tật về khả năng nhìn thậm chí sau khi đã được phẫu thuật và/hoặc được chỉnh kính tốt nhấtvẫn có thị lực từ thấp hơn 6/18 đến chỉ còn nhận thứ c ánh sáng, hoặc có thị trường nhỏ hơn 10 độ tính từ điểm định thị, nhưng sử dụng hoặc có khả năng sử dụng phần thị lực còn lại cho việc lập kế hoạch và/hoặc thực hiện các hoạt động.” Phần quan trọng của định nghĩa này là bệnh nhân cần được đánh giá để cung cấp dịch vụ khiếm thị sau khi đã được điều trị bằng mọi phương pháp cần thiết khác (như bằng phẫu thuật, điều trị nội khoa và/hoặc cấp kính). Định nghĩa này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thị lực đối với hoạt động thường nhật (thị lực > 3/10 đáp ứng nhu cầu các hoạt động thường nhật). Những người có thể hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc khiếm thị có các mong muốn làm được nhiều việc khác nhau.

Ví dụ như ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhiều người khiếm thị đã trên 50 tuổi và không biết đọc hay viết. Họ có nhiều nhu cầu khác nhau và đòi hỏi các dịch vụ khác so với trẻ em hoặc người lớn đang đi làm.

Khiếm thị có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của con người. Người khiếm thị có thể cố gắng để tự lo cho bản thân họ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ. Khiếm thị cũng ảnh hưởng đến vị trí của một người trong mắt những người khác và có thể khiến giao tiếp xã hội trở nên khó khăn. Khiếm thị làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục của con người, khả năng trông nom con cái và kiếm sống. Người khiếm thị cũng có nguy cơ ngã và tử vong cao hơn.

Với sự hỗ trợ của chúng ta, người khiếm thị có thể sử dụng tốt hơn phần thị lực còn lại của họ để làm những việc họ mong muốn và cần làm. Chúng tôi hy vọng các bài viết trong chủ đề này sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về cách thức chúng ta nên thực hiện.

(Bài dịch: tác giả Hassan Minto Giám đốc vùng Đông Địa Trung Hải, Trung tâm Giáo dục Y tế Mắt Quốc tế Clare Gilbert: Đồng Giám đốc, Trung tâm Y tê Mắt Quốc tế, Trường Vệ sinh và Y tế Nhiệt đới Luân-đôn, Phố Keppel, Luân-đôn)

Theo website VNIO