Hỏi Đáp
Bấm vào đây để đặt câu hỏi
Chuyên mục Hỏi - Đáp kính chào quý bạn đọc.
Nếu bạn có thắc mắc gì về khám, điều trị các bệnh về mắt vui lòng để lại câu hỏi. Bệnh viện Mắt Bình Định sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý: Các câu hỏi sẽ được tổng hợp vào thứ 6 hàng tuần và phản hồi vào thứ 2 của tuần kế tiếp.
Nếu bạn có thắc mắc gì về khám, điều trị các bệnh về mắt vui lòng để lại câu hỏi. Bệnh viện Mắt Bình Định sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý: Các câu hỏi sẽ được tổng hợp vào thứ 6 hàng tuần và phản hồi vào thứ 2 của tuần kế tiếp.
Nguyễn Thị Hằng
Chủ nhật, 23 Tháng 11 2014 11:55
bệnh về củng mạc
xin chào bác sĩ, cháu năm nay 19 tuổi. Hiện nay, mỗi khi liếc mắt thì củng mạc ở phần đuôi mắt của cháu bị nhăn lại. Bác sĩ cho cháu hỏi bị như vậy thì có sao không ạ?
huỳnh trọng sang
Thứ năm, 13 Tháng 11 2014 19:47
bệnh mù màu
Thưa bác sĩ. Mắt cháu không có khả năng nhận biết một số màu sắc như xanh, tím...còn lại tất cả đều bình thường. Cháu có nghe mọi người nói như vậy là cháu bị mù màu. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy có ảnh hưởng gì đến mắt về lâu dài không?. Năm nay cháu 24 tuổi sắp tới cháu phải đi khám nghĩa vụ quân sự và cháu nghe nói nếu bị bệnh mù màu thì sẽ không trúng tuyển. Bác sĩ cho cho hỏi thêm là ở bệnh viện mắt tỉnh bình định có đủ trang thiết bị kỹ thuật để xác định bệnh mù màu và có thể cấp giấy xác nhận bị mù màu cho người bệnh để cháu về nộp cho cơ quan tuyển nghĩa vụ quân sự hay không?.Cháu cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ sức khỏe !
Đặng Văn Tài
Thứ sáu, 07 Tháng 11 2014 08:13
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Xin tư vấn về mắt cận thị
Chào bác sĩ , năm nay cháu 21 tuổi rồi , cháu bị cận từ 4 hay 5 năm trước , lúc đầu mắt cháu chỉ bị cận thị và tới nay do tính chất công việc cháu phải tiếp xúc máy tính và điện thoại hằng ngay nên cháu đo mắt lại thì mắt cháu đã bị thêm loạn thị ( cụ thể mắt trái cận 5,75 loạn 1,25 - mắt phải cận 4.25 loạn 2 độ ) cháu rất lo lắng cho tình trạng của mắt mình do có nghe bạn bè nói mặt cận kèm loạn thường hay bị mù lòa , cháu đã đến BV ở tỉnh an giang thì được tư vấn là mắt cận kèm loạn như cháu rất khó phẩu thuật . Vậy cho cháu hỏi mắt như cháu thì có thể phẩu thuật bằng phương pháp nào không và có nguy hiểm hay phức tạp gì khộng , chi phí như thế nào . Ngoài ra cháu muốn hỏi thêm nếu gia đình những bạn không có điều kiện để điều trị với số tiền cho 1 ca phẩu thuật thì việc vừa cận vừa loạn mình cứ đeo kính tới già thì có ảnh hưởng hay mù lòa như nhiều người nói không . Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu 1 phần nào yên tâm hơn
Cường
Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 15:55
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Xin tư vấn về mắt lác
Cháu em hiện được 9 tháng tuổi. Hiện nay hai mắt của bé có hiện tượng hai tròng đen hơn hướng vào trong. Xin bác sỹ cho biết cách điều trị để hai mắt bé được bình thường. Theo em tìm hiểu thì nếu lác nhẹ có thể chữa trị bằng cách tập luyện mắt. Cho em hỏi hiện nay ở tỉnh Bình Định có thể điều trị được không? phẫu thuật trị mắt lác có phức tạp và nguy hiểm không?
Trả lời bạn đọc:
Mắt của trẻ em khi mới sinh ra đã có đầy đủ các cấu trúc để hình thành thị giác, nhưng cần có thời gian để thị lực của đứa trẻ phát triển dần dần. khi đến 8 đến 12 tháng. Trẻ bây giờ đã có thể xác định khoảng cách chính xác. Sự phối hợp mắt - tay - cơ thể giúp trẻ có thể chụp và ném các vật một cách khá chính xác. Trẻ có thể thao tác những vật nhỏ và nhiều trẻ còn có thể tự múc thức ăn. Khi trẻ bắt đầu tập đi, chúng bắt đầu tập dùng đôi mắt để đứng thẳng và phối hợp với khối cơ trong cơ thể để hướng dẫn cho chuyển động của toàn bộ người chúng.
Trẻ nên được khám mắt lần đầu khi được 3 tuổi, hoặc khám sớm hơn khi trong gia đình có vấn đề về thị lực. Khi trẻ chuẩn bị đến trường, cần phải kiểm tra thị lực 1 lần nữa. Khi đo thị lực ở trẻ, người ta thấy rằng bình thường thị lực đạt 1/10 lúc trẻ 2-4 tháng tuổi, 2/10 lúc 6-7 tháng, 3/10-4/10 lúc 1 năm tuổi và 10/10 lúc 4-5 tuổi. đến 4 tháng thì mắt đã có thể nhìn thẳng. một số trường hợp giả lác (pseudoexotropia) do nếp gấp mi phía trong của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên mặc dù trẻ vẫn nhìn thẳng nhưng ta có cảm giác hai mắt của bé bị liếc vào trong.
Tôi nghĩ con bạn giống như trường hợp này. Bạn không nên lo lắng nhiều, để có thể chắc chắn, tốt nhất bạn nên cho bé đến bác sỹ chuyên khoa mắt để khám và có kết luận chính xác.
Mắt của trẻ em khi mới sinh ra đã có đầy đủ các cấu trúc để hình thành thị giác, nhưng cần có thời gian để thị lực của đứa trẻ phát triển dần dần. khi đến 8 đến 12 tháng. Trẻ bây giờ đã có thể xác định khoảng cách chính xác. Sự phối hợp mắt - tay - cơ thể giúp trẻ có thể chụp và ném các vật một cách khá chính xác. Trẻ có thể thao tác những vật nhỏ và nhiều trẻ còn có thể tự múc thức ăn. Khi trẻ bắt đầu tập đi, chúng bắt đầu tập dùng đôi mắt để đứng thẳng và phối hợp với khối cơ trong cơ thể để hướng dẫn cho chuyển động của toàn bộ người chúng.
Trẻ nên được khám mắt lần đầu khi được 3 tuổi, hoặc khám sớm hơn khi trong gia đình có vấn đề về thị lực. Khi trẻ chuẩn bị đến trường, cần phải kiểm tra thị lực 1 lần nữa. Khi đo thị lực ở trẻ, người ta thấy rằng bình thường thị lực đạt 1/10 lúc trẻ 2-4 tháng tuổi, 2/10 lúc 6-7 tháng, 3/10-4/10 lúc 1 năm tuổi và 10/10 lúc 4-5 tuổi. đến 4 tháng thì mắt đã có thể nhìn thẳng. một số trường hợp giả lác (pseudoexotropia) do nếp gấp mi phía trong của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên mặc dù trẻ vẫn nhìn thẳng nhưng ta có cảm giác hai mắt của bé bị liếc vào trong.
Tôi nghĩ con bạn giống như trường hợp này. Bạn không nên lo lắng nhiều, để có thể chắc chắn, tốt nhất bạn nên cho bé đến bác sỹ chuyên khoa mắt để khám và có kết luận chính xác.
Quang
Thứ bảy, 17 Tháng 9 2011 15:34
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Phẫu thuật thay mắt?
Em bị tai nạn nên hỏng 1 bên mắt trái (rỗng ruột và đang có hiện tượng teo nhỏ). Em nghe nói ở Việt nam và các nước tiên tiến trên thế giới có thể phẫu thuật thay mắt. Điều đó có đúng hay không và phải cần những điều kiện gì để có thể phẫu thuật?
Trả lời bạn đọc:
Theo mô tả, mắt bạn đang có hiện tượng teo nhỏ có thể là do teo nhãn cầu sau chấn thương. Khi nhãn cầu bị teo, cấu trúc giải phẫu và chức năng mắt bị tổn thương năng nề, đa số là mất chức năng thị giác, khi chức năng thị giác bị mất mắt không còn nhận thức được ánh sáng. Nguyên nhân là do hiện tương viêm mắt kéo dài, tổn thương các cấu trúc bên trong của nhãn cầu do sang chấn...
Ở Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới chưa có phẫu thuật thay mắt. Hiện nay chỉ có phẫu thuật ghép giác mạc tức là phẫu thuật thay giác mạc bị hỏng bằng một giác mạc khác và phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo cho những bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể. Hiệu quả hai loại phẫu thuật này hiện nay là rất tốt, tuy nhiên phẫu thuật chỉ có kết quả ở những bệnh nhân còn chức năng thị giác.
Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, đánh giá chức năng thị giác của mắt còn tốt không, đồng thời kiểm tra mắt bên kia. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tư vấn cho bạn dược chính xác hơn.
Theo mô tả, mắt bạn đang có hiện tượng teo nhỏ có thể là do teo nhãn cầu sau chấn thương. Khi nhãn cầu bị teo, cấu trúc giải phẫu và chức năng mắt bị tổn thương năng nề, đa số là mất chức năng thị giác, khi chức năng thị giác bị mất mắt không còn nhận thức được ánh sáng. Nguyên nhân là do hiện tương viêm mắt kéo dài, tổn thương các cấu trúc bên trong của nhãn cầu do sang chấn...
Ở Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới chưa có phẫu thuật thay mắt. Hiện nay chỉ có phẫu thuật ghép giác mạc tức là phẫu thuật thay giác mạc bị hỏng bằng một giác mạc khác và phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo cho những bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể. Hiệu quả hai loại phẫu thuật này hiện nay là rất tốt, tuy nhiên phẫu thuật chỉ có kết quả ở những bệnh nhân còn chức năng thị giác.
Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, đánh giá chức năng thị giác của mắt còn tốt không, đồng thời kiểm tra mắt bên kia. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tư vấn cho bạn dược chính xác hơn.
Minh
Chủ nhật, 15 Tháng 5 2011 15:52
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Mắt bé sơ sinh
Kính gửi Bác sỹ
Con em mới sinh được 1 tuần, em thấy tròng trắng mắt bé có 1 vết màu đỏ như tụ máu, bé thường đổ ghèn vàng, xin hỏi mắt bé bị bệnh gì và điều trị như thế nào. Rất mong sự giải đáp của Bác sỹ.
Con em mới sinh được 1 tuần, em thấy tròng trắng mắt bé có 1 vết màu đỏ như tụ máu, bé thường đổ ghèn vàng, xin hỏi mắt bé bị bệnh gì và điều trị như thế nào. Rất mong sự giải đáp của Bác sỹ.
Trả lời bạn đọc:
Trong thư bạn mô tả, đây có thể là biểu hiện của xuất huyết dưới kết mạc. Dấu hiệu này xuất hiện khi có một mạch máu nhỏ vỡ ngay dưới lớp trong suốt trong mắt (lòng trắng). Kết mạc không thể hấp thụ máu nhanh ngay được vì thế máu bị giữ chặn lại dưới bề mặt trong suốt này. Xuất huyết dưới kết mạc trông có vẻ đáng sợ nhưng thực tế lâm sàng cho thấy bệnh không gây thay đổi thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt và tự biến mất trong vòng 10-14 ngày. Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc thường không rõ. Tuy nhiên một số yếu tố thuận lợi có thể gây vỡ mạch máu trong mắt như ho dữ dội, hắt hơi mạnh, mang vác nặng, nôn. Người bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp có thể dễ bị hơn. Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do thay đổi áp lực lúc đẻ. Thông thường, với những xuất huyết dưới kết mạc không cần bất cứ điều trị đặc biệt nào, thấy xuất huyết dưới kết mạc tái phát nhiều lần hoặc kèm chảy máu ở chỗ khác thì bạn nên đến chuyên khoa mắt để được khám và điều trị.
Trong thư bạn mô tả, đây có thể là biểu hiện của xuất huyết dưới kết mạc. Dấu hiệu này xuất hiện khi có một mạch máu nhỏ vỡ ngay dưới lớp trong suốt trong mắt (lòng trắng). Kết mạc không thể hấp thụ máu nhanh ngay được vì thế máu bị giữ chặn lại dưới bề mặt trong suốt này. Xuất huyết dưới kết mạc trông có vẻ đáng sợ nhưng thực tế lâm sàng cho thấy bệnh không gây thay đổi thị lực, không gây tiết dịch ở mắt hoặc đau mắt và tự biến mất trong vòng 10-14 ngày. Nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc thường không rõ. Tuy nhiên một số yếu tố thuận lợi có thể gây vỡ mạch máu trong mắt như ho dữ dội, hắt hơi mạnh, mang vác nặng, nôn. Người bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp có thể dễ bị hơn. Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh do thay đổi áp lực lúc đẻ. Thông thường, với những xuất huyết dưới kết mạc không cần bất cứ điều trị đặc biệt nào, thấy xuất huyết dưới kết mạc tái phát nhiều lần hoặc kèm chảy máu ở chỗ khác thì bạn nên đến chuyên khoa mắt để được khám và điều trị.
Hậu
Chủ nhật, 06 Tháng 3 2011 15:50
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bệnh lác
Mẹ em lên 6 tuổi thì bị lác sau khi lên sởi, mẹ nói khi em hơn 1 tuổi thì thấy bắt đầu bị lác, em xin hỏi đó là di truyền hay chỉ là trùng hợp, con em liệu có bị giống mẹ không?
Trả lời bạn đọc:
Lác là hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt. Sự cấu tạo tự nhiên ở hai mắt rất cân đối, nhờ sự chi phối của các dây thần kinh, và sự vận động phối hợp, điều hòa của 4 cơ trực và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu. Nếu vì một lý do nào đó chi phối, làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía, thì gọi là lác mắt.
Lác là hiện tượng bệnh lý thật sự. Bệnh thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có khi từ lúc mới lọt lòng. Người ta chia ra các loại:
+ Lác bẩm sinh, xuất hiện dưới 1 tuổi
+ Lác mắc phải: sớm, xuất hiện từ 1-2 tuổi; Muộn: xuất hiện từ hai tuổi trở lên.
Tùy theo tính chất tổn thương khu trú ở các cơ, mà lác thể hiện các hình thái khác nhau, gọi là Lác trong, Lác chéo, Lác chụm chữ A, chữ V (hội chứng A,V)... Có khi lác ở 1 mắt, có khi 2 mắt luân phiên. Và nếu do thần kinh chi phối, gây Lác liệt, thường là ở cả hai mắt.
Lác có nhiều nguyên nhân, có thể do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị); do sự co quắp điều tiết; do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ); hoặc do tổn thương thần kinh, hay do hậu quả của bệnh ở não. Có cháu đột nhiên bị lác sau khi bị một bệnh nhiễm khuẩn hay vi khuẩn, có khi bị lác sau một chấn thương. Cũng có khi do một bệnh bẩm sinh làm giảm thị lực ở một mắt kéo dài không được chữa trị như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mi.
Mọi nguyên nhân này đều dẫn đến tạo sự khác lệch giữa 2 mắt, hình ảnh thu nhận giữa 2 mắt không khớp nhau. Mắt lác yếu hơn thu nhận hình vật mờ hơn, lại thiếu hợp thị, nên có khi thấy thành 2 hình (song thị), rất khó chịu. Vì vậy mắt kém ngày càng giảm thị lực và bị loại trừ. Và người bệnh chỉ nhìn bằng một mắt, mắt kia lâu ngày không hoạt động sẽ thành nhược thị.
Mẹ của bạn bị lác sau 6 tuổi và sau khi bị sởi như vậy mẹ bạn bị lác mắc phải, do hậu quả của bệnh sởi. Còn em bị lác sau 1 tuổi như vậy có thể là bạn bị lác do tật khúc xạ (vì nguyên nhân này thường hay dẫn tới nhược thị và lác). Lác không có tính chất di truyền nhưng tật khúc xạ thì có thể di truyền đấy bạn, nên tốt nhất là nên cho cháu đi khám sớm, nếu cháu bị tật khúc xạ thì có thể chỉnh kính.
Lác là hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt. Sự cấu tạo tự nhiên ở hai mắt rất cân đối, nhờ sự chi phối của các dây thần kinh, và sự vận động phối hợp, điều hòa của 4 cơ trực và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu. Nếu vì một lý do nào đó chi phối, làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía, thì gọi là lác mắt.
Lác là hiện tượng bệnh lý thật sự. Bệnh thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có khi từ lúc mới lọt lòng. Người ta chia ra các loại:
+ Lác bẩm sinh, xuất hiện dưới 1 tuổi
+ Lác mắc phải: sớm, xuất hiện từ 1-2 tuổi; Muộn: xuất hiện từ hai tuổi trở lên.
Tùy theo tính chất tổn thương khu trú ở các cơ, mà lác thể hiện các hình thái khác nhau, gọi là Lác trong, Lác chéo, Lác chụm chữ A, chữ V (hội chứng A,V)... Có khi lác ở 1 mắt, có khi 2 mắt luân phiên. Và nếu do thần kinh chi phối, gây Lác liệt, thường là ở cả hai mắt.
Lác có nhiều nguyên nhân, có thể do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị); do sự co quắp điều tiết; do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ); hoặc do tổn thương thần kinh, hay do hậu quả của bệnh ở não. Có cháu đột nhiên bị lác sau khi bị một bệnh nhiễm khuẩn hay vi khuẩn, có khi bị lác sau một chấn thương. Cũng có khi do một bệnh bẩm sinh làm giảm thị lực ở một mắt kéo dài không được chữa trị như đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, sụp mi.
Mọi nguyên nhân này đều dẫn đến tạo sự khác lệch giữa 2 mắt, hình ảnh thu nhận giữa 2 mắt không khớp nhau. Mắt lác yếu hơn thu nhận hình vật mờ hơn, lại thiếu hợp thị, nên có khi thấy thành 2 hình (song thị), rất khó chịu. Vì vậy mắt kém ngày càng giảm thị lực và bị loại trừ. Và người bệnh chỉ nhìn bằng một mắt, mắt kia lâu ngày không hoạt động sẽ thành nhược thị.
Mẹ của bạn bị lác sau 6 tuổi và sau khi bị sởi như vậy mẹ bạn bị lác mắc phải, do hậu quả của bệnh sởi. Còn em bị lác sau 1 tuổi như vậy có thể là bạn bị lác do tật khúc xạ (vì nguyên nhân này thường hay dẫn tới nhược thị và lác). Lác không có tính chất di truyền nhưng tật khúc xạ thì có thể di truyền đấy bạn, nên tốt nhất là nên cho cháu đi khám sớm, nếu cháu bị tật khúc xạ thì có thể chỉnh kính.
Dương Huyền Trang
Thứ sáu, 17 Tháng 9 2010 15:31
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bệnh thoái hoá võng mạc là gì?
Bệnh thoái hoá võng mạc là gì?bệnh thoái hoá võng mạcvà bệnh võng mạc sắc tố chấm trắng bẩm sinh có phải là 1 ko? bệnh này có nguy hiểm ko?
Trả lời bạn đọc:
Võng mạc được cấu tạo cơ bản bao gồm những tế bào cảm thụ thần kinh và lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Võng mạc có chức năng tiếp nhận những thông tin hình ảnh để truyền lên não là nơi xử lý thông tin, khiến cho ta có thể nhìn thấy sự vật. Thoái hoá võng mạc là những tổn thương làm biến đổi các thành phần cấu tạo võng mạc, dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng tiếp nhận thông tin kém ảnh hưởng đến chức năng thị giác của mắt. Thoái hoá võng mạc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, nhưng người già, cận thị, cao huyết áp, đái đường là những người có nguy cơ cao bị thoái hoá võng mạc.
Bệnh võng mạc sắc tố chấm trắng bẩm sinh còn gọi là bệnh đáy mắt chấm trắng( Fundus Albipunetatus) là một trong 5 thể bệnh quáng gà bẩm sinh ổn định (Statimary night blindness). Quáng gà là hiện tượng sức nhìn giảm sút khi trời chập choạng tối hay lúc trời tối (như con gà). Bệnh có đặc điểm là quáng gà từ khi mới sinh ra. Bệnh do di truyền tính lặn. Khi trời vừa sập tối là bệnh nhân không thấy được rõ, trẻ nhỏ thì không thích ra ngòai chơi mà chỉ thích ở trong nhà có đèn sáng. Ở đáy mắt, có tổn thương rất đặc trưng là có nhiều chấm trắng nhỏ rải rác đều, tập trung nhiều ở cực sau cho đến vùng võng mạc chu biên. Hoàng điểm, gai thị, mạch máu võng mạc bình thường. Đo thị lực và thị trường ngoại vi bình thường. Địên võng mạc thích ứng bóng tối khó ghi hoặc không ghi được.
Bệnh võng mạc sắc tố chấm trắng bẩm sinh là một trong những dạng của thoái hoá võng mạc.
Võng mạc được cấu tạo cơ bản bao gồm những tế bào cảm thụ thần kinh và lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Võng mạc có chức năng tiếp nhận những thông tin hình ảnh để truyền lên não là nơi xử lý thông tin, khiến cho ta có thể nhìn thấy sự vật. Thoái hoá võng mạc là những tổn thương làm biến đổi các thành phần cấu tạo võng mạc, dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng tiếp nhận thông tin kém ảnh hưởng đến chức năng thị giác của mắt. Thoái hoá võng mạc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, nhưng người già, cận thị, cao huyết áp, đái đường là những người có nguy cơ cao bị thoái hoá võng mạc.
Bệnh võng mạc sắc tố chấm trắng bẩm sinh còn gọi là bệnh đáy mắt chấm trắng( Fundus Albipunetatus) là một trong 5 thể bệnh quáng gà bẩm sinh ổn định (Statimary night blindness). Quáng gà là hiện tượng sức nhìn giảm sút khi trời chập choạng tối hay lúc trời tối (như con gà). Bệnh có đặc điểm là quáng gà từ khi mới sinh ra. Bệnh do di truyền tính lặn. Khi trời vừa sập tối là bệnh nhân không thấy được rõ, trẻ nhỏ thì không thích ra ngòai chơi mà chỉ thích ở trong nhà có đèn sáng. Ở đáy mắt, có tổn thương rất đặc trưng là có nhiều chấm trắng nhỏ rải rác đều, tập trung nhiều ở cực sau cho đến vùng võng mạc chu biên. Hoàng điểm, gai thị, mạch máu võng mạc bình thường. Đo thị lực và thị trường ngoại vi bình thường. Địên võng mạc thích ứng bóng tối khó ghi hoặc không ghi được.
Bệnh võng mạc sắc tố chấm trắng bẩm sinh là một trong những dạng của thoái hoá võng mạc.
thanh@bidifisco.com
Thứ năm, 08 Tháng 7 2010 15:06
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Mắt trẻ hay chớp
Kính gửi: Bác sỹ
Con em nay được hai tuổi;khoảng hai tháng trở lại nay mắt bé có triệu chứng hay nháy liên tục,trong khi đó nhìn bề ngoài mắt thì vẫn thấy bình thường.Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu bị bệnh gì.
Mong cho câu trả lời của bác sĩ;để có hướng điều trị cho bé.
Cảm ơn nhiều.
Con em nay được hai tuổi;khoảng hai tháng trở lại nay mắt bé có triệu chứng hay nháy liên tục,trong khi đó nhìn bề ngoài mắt thì vẫn thấy bình thường.Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu bị bệnh gì.
Mong cho câu trả lời của bác sĩ;để có hướng điều trị cho bé.
Cảm ơn nhiều.
Trả lời bạn đọc:
Ở trẻ em 2 tuổi nhìn bề ngoài mắt bình thường, nhưng mắt cháu hay nháy có thể thị lực cháu kém, cháu nhìn không rõ nên phải chớp mắt liên tục, hoặc có thể thị lực cháu bình thường nhưng do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nhiều cháu nhỏ nhưng bố mẹ thường cho cháu xem Tivi nhiều nên cháu bị ảnh hưởng điều tiết. Trường hợp này cần cho cháu đến các Bs chuyên khoa mắt để đo thị lực để xác định các nguyên nhân để tư vấn và điều trị kịp thời.
Thân.
Ở trẻ em 2 tuổi nhìn bề ngoài mắt bình thường, nhưng mắt cháu hay nháy có thể thị lực cháu kém, cháu nhìn không rõ nên phải chớp mắt liên tục, hoặc có thể thị lực cháu bình thường nhưng do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nhiều cháu nhỏ nhưng bố mẹ thường cho cháu xem Tivi nhiều nên cháu bị ảnh hưởng điều tiết. Trường hợp này cần cho cháu đến các Bs chuyên khoa mắt để đo thị lực để xác định các nguyên nhân để tư vấn và điều trị kịp thời.
Thân.
99 nội dung trong chuyên mục Hỏi - Đáp
Chào bạn!
Những thông tin mà bạn cung cấp có thể kết luận bạn đang bị mắc tật khúc xạ cụ thể là bị tật cận thị có kèm loạn thị.
Cận thị có thể di truyền hoặc có thể do mắc phải do các yếu tố như ánh sáng, cường độ làm việc và tư thế ngồi học từ nhỏ. Độ cận tiến triển theo tuổi tác, nghĩa là độ cận sẽ tăng nhiều vào độ tuổi thiếu niên đến khi trưởng thành, và chậm dần khi đã bước qua tuổi trưởng thành.
Loạn thị hầu hết là do di truyền, một số trường hợp có thể do mắc phải khi có những bệnh lý kèm theo như mộng thịt hoặc do sự can thiệp phẫu thuật ở mắt, đặc biệt là trên giác mạc. Do đó có thể nói hầu hết người bị loạn thị là đã có từ nhỏ. Tật loạn thị có thể kèm theo viễn thị hoặc cận thị gọi tắt là viễn-loạn hoặc cận- loạn. Độ loạn thị thường ít thay đổi, do đó nếu có kèm theo viễn hoặc loạn thị thì 2 yếu tố này sẽ thay đổi còn độ loạn thì rất ít biến đối.
Trong trường hợp của bạn. Ở lần khám đầu tiên chỉ phát hiện ra tật cận thị là do người khám không cho bạn biết hoặc do thiếu sót trong việc chẩn đoán chứ thực ra bạn đã có sẵn độ loạn thị rồi và chỉ được phát hiện ở lần khám sau.
Để khắc phục tật khúc xạ, người ta có thể mang kính (kính có gọng hoặc kính áp tròng) hoặc phẫu thuật. Trong đó, phương pháp mang gọng kính được cho là an toàn nhất. Tuy nhiên để có được một kính mang phù hợp, bạn nên đến một hiệu kính có kỹ thuật viên đã được đào tạo để có thể tư vấn và chọn độ kính phù hợp. Thời gian thay kính đối với lứa tuổi thanh thiếu niên thường là 3 đến 6 tháng, khi kính có sẵn không còn phù hợp với tật khúc xạ thực tế.
Hiện nay phẫu thuật cũng được nhiều người lựa chọn khi việc mang kính cản trở đến nghề nghiệp hoặc thẩm mỹ. Những biến chứng phẫu thuật ngày càng giảm thiểu do có những cải tiến vượt bậc từ công nghệ chế tạo máy phẫu thuật. Nó có thể giải quyết tất cả các loại tật khúc xạ như viễn loạn hoặc cận loạn. Để có thể hiểu rõ hơn về chi phí và tìm hiểu kỹ hơn về tính an toàn của kỹ thuật này, bạn có thể liên hệ đến những bệnh viện mắt có uy tín để biết thêm.
Chúc bạn vui!